top of page

Alzheimer-Căn Bệnh Thoái Hóa Não

Kính thưa quý vị, mất trí nhớ phá vỡ cuộc sống hàng ngày, nó không chỉ là một dấu hiệu điển hình của tuổi già, mà còn có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer; một căn bệnh trầm trọng của não bộ. Bệnh này là nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy-có nghĩa là sự suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề đặt ra một cách hợp lý và các kỹ năng cuộc sống bình thường của chúng ta.

Trí nhớ thật sự quan trọng như thế nào đối với chúng ta? Ở đây chúng ta không đề cập đến những vấn đề nhỏ như là mình đã không nhớ được rằng đã đặt chiếc chìa khóa nhà nơi đâu, hay quên tên của một người không thân mà nhiều năm không gặp lại. Mà một vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là quên cách tắm, quên cách mặc quần áo và quên cả mùi vị của một ly cà phê thưởng thức như thế nào. Đó quả là một việc đau lòng cho người bệnh và cho cả người thân của họ.


Bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh Alzheimer không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc là bệnh thần kinh, mà là một dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ, gây mất trí nhớ dần dần, và đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất của người cao tuổi. Hội chứng suy giảm trí nhớ là thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ. Và hơn 5 triệu người Mỹ đang chung sống với bệnh Alzheimer. Số lượng người Mỹ mắc bệnh Alzheimer và các chứng suy giảm trí nhớ khác sẽ tăng lên mỗi năm khi tỉ lệ dân số Mỹ ở độ tuổi trên 65 tiếp tục gia tăng.


Với bệnh Alzheimer, không chỉ người bệnh mà cả người chăm sóc người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Chăm sóc người bệnh Alzheimer thường rất khó khăn, và nhiều gia đình hoặc bạn bè giúp trông nom người bệnh đã phải trải qua những cảm xúc vô cùng căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.


Càng lớn tuổi thì ta càng gặp vấn đề về trí nhớ, có khoảng 10% người ở tuổi 65, 25% người ở tuổi 75 và 50% người ở tuổi 85 sẽ mắc chứng mất trí nhớ hay là bệnh Alzheimer. Và lứa tuổi mà dễ mắc bệnh và bệnh nhiều nhất là ở lứa tuổi 85. Các nhà nghiên cứu dự đoán căn bệnh Alzheimer sẽ ảnh hưởng đến hơn 106 triệu người vào năm 2050, và hiện nay, nó là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ bảy trên thế giới.


Bệnh Alzheimer, bệnh lú lẫn, kém trí nhớ được bác sĩ thần kinh Alois Alzheimer, người Đức tìm ra đầu tiên vào năm 1901. Và ông đã chứng minh rằng bệnh này sẽ trở nên trầm trọng theo thời gian, và phân theo 7 giai đoạn:


Giai đoạn thứ nhất là không có biểu hiện sự suy yếu, lúc này người bệnh vẫn cảm thấy không gặp vấn đề gì về trí nhớ và không có biểu hiện rõ ràng nào khi được các bác sĩ thăm khám.

Giai đoạn thứ hai là suy giảm nhận thức rất nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy trí nhớ của họ bị giảm sút, đặc biệt là họ hay quên các từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc, quên vị trí để chìa khóa, mắt kính hoặc các vật dụng thường ngày khác, và biểu hiện này không biểu hiện rõ khi thăm khám. Nhưng thưa quý vị, khi mà mình thấy mình có những triệu chứng này thì cũng đừng vội lo, bởi đôi khi trong cuộc sống, chúng ta có những lo âu, buồn phiền, căng thẳng nên đôi khi khó tập trung và mau quên.


Giai đoạn ba là giai đoạn của sự suy giảm nhận thức nhẹ. Bởi lúc này bạn bè, gia đình hay người thân quen đã bắt đầu nhận ra sự bất thường, bởi người bệnh sẽ có những biểu hiện như gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tên hoặc từ ngữ để diễn đạt một cách khá nghiêm trọng, giảm khả năng nhớ tên của một người, và còn nhiều thứ nữa khiến người xung quanh phải chú ý.


Giai đoạn bốn là giai đoạn suy giảm nhận thức vừa phải. Ở giai đoạn này, một cuộc thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng với bác sĩ sẽ phát hiện ra rằng, người bệnh bị giảm khả năng hiểu biết về các việc gần đây hay những sự kiện hiện tại, giảm khả năng tư duy như đếm các phép tính đơn giản ngược. Không nhớ rõ về tiểu sử cá nhân, hay người bệnh tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với những người xung quanh, cho dù trong bối cảnh đòi hỏi người bệnh cần phải giao tiếp.

Giai đoạn thứ năm là giai đoạn mà sự suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng. Bởi trong giai đoạn này, có một khoảng trống lớn trong trí nhớ, và sự suy giảm chức năng nhận thức bắt đầu xuất hiện. Người bệnh cần được giúp đỡ trong các hoạt động thường ngày.

Giai đoạn thứ sáu là giai đoạn suy giảm nhận thức nghiêm trọng, các khó khăn về trí nhớ tiếp tục diễn ra và ngày càng nặng nề hơn. Sự thay đổi lớn về tính cách có thể xuất hiện và người bệnh cần sự giúp đỡ nhiều hơn trong các hoạt động quen thuộc hàng ngày. Ở giai đoạn này người bệnh có thể mất hoàn toàn ý thức về các hoạt động và sự kiện gần đây, cũng về môi trường xung quanh của họ. Không nhớ được tiểu sử bản thân dù rằng họ vẫn nhớ tên của chính mình. Thỉnh thoảng họ lại quên tên của người vợ hay chồng, hay người đang chăm sóc mình, nhưng họ vẫn có thể phân biệt được người lạ và quen.


Ở giai đoạn này, người bệnh rất cần giúp đỡ để họ có thể mặc đồ được đúng cách, vì nếu không có người chỉ dẫn thì họ có thể mắc phải những lỗi như không xỏ tay vào áo được, hay mang giày nhầm chân, thậm chí họ rất cần phải được giúp đỡ khi đi về sinh hay vệ sinh cá nhân, và tình trạng tiêu tiểu không tự chủ cũng gia tăng. Ngoài ra, tính cách của họ cũng thay đổi đáng kể và xuất hiện các triệu chứng về hành vi, bao gồm đa nghi và ảo tưởng, tăng ảo giác, thích đi lang thang và hay bị lạc đường.

Và vào giai đoạn thứ bảy, hay còn gọi là giai đoạn cuối thì sự suy giảm nhận thức đã thật sự rất

nghiêm trọng. Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này người bệnh mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, không thể tham gia trò chuyện và cuối cùng là không thể kiểm soát cử động. Người bệnh ở giai đoạn này cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Họ cũng có thể mất khả năng mỉm cười, tự ngồi xuống và ngẩn cao đầu. Các phản xạ trở nên bất thường, cơ bắp dần cứng lại và việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn.

Người mắc phải căn bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thường quên cả cách nuốt thức ăn và họ có thể hít phải thức ăn, và điều này cực kỳ nguy hiểm bởi sẽ dẫn đến căn bệnh viêm phổi. Và theo hiệp hội Alzheimer thì căn bệnh viêm phổi chiếm ⅔ các trường hợp tử vong của các bệnh nhân mắc phải căn bệnh mất trí nhớ này. Bệnh Alzheimer có thể gây tử vong ngay cả khi không có biến chứng nào khác, những triệu chứng ở giai đoạn cuối này có thể dẫn đến tử vong khi bệnh nhân quên cách ăn hoặc thậm chí thở.

Có nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng thay đổi cách ăn uống và lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh mất trí nhớ này.


Với phương cách tiếp cận sức khỏe toàn diện, chúng tôi cố gắng tìm hiểu lý do vì sao lại xuất hiện các dấu hiệu bệnh tật, để từ đó chúng tôi có thể kiến tạo cho việc cân bằng cơ thể, giúp cho việc chữa lành bệnh có thể diễn ra một cách tự nhiên nhất. Một số lựa chọn lối sống, chẳng hạn như hoạt động thể chất và chế độ ăn uống, có thể giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ và ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến viêm mãn tính như Alzheimer. Không những thế, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ và ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến viêm mãn tính khác như tim mạch, tiểu đường, cao mỡ, cao máu và thậm chí là ung thư.


Thưa quý vị, một hệ đường ruột khỏe mạnh là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh, và hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và bệnh Alzheimer. Trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer ở ​​Wisconsin đã kiểm tra hệ vi sinh vật của những người mắc bệnh Alzheimer. Và nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Barbara Bendlin,và Tiến sĩ Frederico Rey, đã thu thập các mẫu phân từ những người tham gia và sử dụng công nghệ giải trình tự các gen để xác định các loài vi khuẩn có mặt và đánh giá sự phong phú và đa dạng của các loại vi khuẩn này.


Họ phát hiện ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer có một hệ vi sinh vật đường ruột độc đáo và ít đa dạng hơn so với các những người khỏe mạnh. Cụ thể là hệ vi sinh vật của những người mắc bệnh Alzheimer có sự tăng giảm cụ thể ở vi khuẩn đường ruột thông thường, đặc biệt là giảm Bifidobacterium, một loại vi khuẩn mà được xem là cư dân quan trọng của một hệ đường ruột của người khỏe mạnh. Họ cũng liên kết mức độ bất thường của các họ vi khuẩn này với lượng protein trong dịch tủy sống của người mắc bệnh Alzheimer tham gia.

Hai vị Tiến sĩ này cho rằng hệ vi sinh vật độc nhất của những người mắc bệnh Alzheimer có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh, thông qua trục não và ruột. Với những phát hiện này, họ đã thử nghiệm trên người lẫn chuột và kết quả nhận thấy rằng các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự phát triển của những người có nguy cơ mắc phải căn bệnh Alzheimer.

Khi có quá nhiều độc tố tích tụ trong cơ thể, thì cơ thể khó có thể hoạt động được một cách chính xác, đúng theo chức năng của nó được. Chất xơ lành mạnh là sự lựa chọn tốt nhất để kích thích giải độc và tích tụ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Frontiers in Immunology cũng đã đề xuất rằng chất xơ cũng có thể giúp ích cho trí nhớ của con người. Nghiên cứu mới cho thấy có nhiều tiềm năng mang lợi ích to lớn khác như: chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể tạo ra một tầng hóa học dẫn đến giảm viêm não, và từ đó có thể giảm nguy cơ mắc phải các căn bệnh về hệ thần kinh.


Thưa quý vị, chúng ta hầu như ai cũng biết rằng collagen giúp cải thiện sức khỏe của da bằng cách làm giảm các nếp nhăn và khô da, nhưng ngoài ra nó cũng giúp bảo vệ các tế bào não của con người. Các nhà khoa học từ Viện Thần Kinh Gladstone viết tắt là GIND, của trường đại học UC San Francisco và Stanford đã phát hiện ra rằng, một loại collagen nhất định có thể bảo vệ các tế bào não chống lại thành phần protein amyloid-beta, một loại protein được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer .


Khi sử dụng chất xơ và men vi sinh để làm sạch mớ hỗn độn độc hại bên trong để từ đó việc chữa bệnh sẽ có hiệu quả hơn. Còn với tinh chất nghệ curcumin, tinh chất tiêu đen piperine và men vi sinh sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa của bạnh. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ dẫn đến một cơ thể khỏe mạnh. Tinh chất nghệ Curcumin được xem như là một phương thuốc mới để hỗ trợ các vấn đề về viêm, từ đó tạo ra một sức khỏe tổng thể được khỏe mạnh hơn. Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Dược Học của Anh, đã chỉ ra rằng chất Curcumin có trong củ nghệ có thể giúp kiềm chế viêm và chống lại stress gây ra các chất chống oxy hóa, đây là hai yếu tố được tìm thấy là nó góp phần vào sự phát triển của căn bệnh mất trí nhớ này.

Hãy cung cấp cho cơ thể chúng ta đủ năng lượng tế bào và axit amin cần thiết để tăng cường tất cả các chức năng quan trọng, bao gồm cơ chế tự hồi phục tự nhiên. Trong bài viết “Chế độ ăn uống cho người bệnh Alzheimer: Phương pháp dinh dưỡng từng bước để điều trị và ngăn ngừa căn bệnh mất trí nhớ” thì Tiến sĩ, bác sĩ thần kinh học Richard Isaacson có nói rằng: nếu ta tiêu thụ 2 đến 3 khẩu phần thực phẩm toàn ngũ cốc mỗi ngày thì có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, ung thư ruột già, bệnh béo phì và cả tim mạch.


Xin hãy nhớ rằng những gì tốt cho tim là sẽ tốt cho não, vì vậy khi các cuộc nghiên cứu cho thấy ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, thì cũng có nghĩa là nó sẽ tốt cho việc phòng ngừa căn bệnh Alzheimer.


Để cơ thể tự chữa lành, nó cần nhiên liệu thích hợp. Và để có được nhiên liệu thích hợp để giúp cân bằng lượng axit dạ dày và cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng ta, để giúp cơ chế tự chữa lành bệnh tự nhiên phát huy hiệu quả một cách cao nhất, và để có được một sức khỏe tối ưu và một cuộc sống an vui, lành mạnh như ta hằng mong ước.


Hãy giảm cơn ác mộng lo lắng về sức khỏe ngay từ bây giờ bằng cách quan tâm đến sức khỏe của mình một cách nghiêm túc, đừng để đến khi quá muộn.


Jenny Phan-Vo

Holistic Nutritionist


Reference

295 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page